Vì sao để thực phẩm trong tủ lạnh lại không bị hỏng?

            1USD = 22758 VNĐ

Vì sao để thực phẩm trong tủ lạnh lại không bị hỏng?

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Điều các bạn thắc mắc không có gì khó hiểu. Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh chúng ta bảo quản được thức ăn lâu hơn, thịt cá không bị ôi ươn, trứng không bị ung, rau quả không bị héo úa, ủng, sữa không bị hỏng… Nhưng có điều người ta lại quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn.

Các bạn đã nhầm. Nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Như vậy, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá , trứng… không phải là những loại thật tươi, sữa đã hỏng sẵn v.v..) thì nhiệt độ của tủ lạnh đâu có thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn bị bệnh là chuyện tất nhiên.

Cần nhớ rằng hè- thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hoá, và các vi khuẩn gây những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá gặp như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, v.v.. đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới âm 18 độ C (-18 độ C) vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh âm 6 độ C (-6độ C) thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli…vẫn sống bình yên, tuy có gặp khó khăn.

Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ o đến 10 đọ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.

Ngăn đông thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chúng ta chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản các thực phẩm đã kết đông sẵn mua ở siêu thị về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

Những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Cũng vì vậy, chúng ta tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản ta phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh.




Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh

Như trên đã nói, nhiệt độ của tủ lạnh không giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại. Nhưng nhiều người lại cho rằng cứ cho thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, và do quá tin vào tủ lạnh, đã mua cả những thức ăn chế biến sẵn bày bán ở thị trường không đảm bảo vệ sinh; những miếng thịt, quả trứng tưởng là tươi những đã có vấn đề; những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn từ trước, đem vể xếp vào tủ lạnh, khi cần cứ thế lấy ra ăn. Vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, gặp nhiệt độ 37 độ C của cơ thể sẽ “thức giấc”, phát triển mạnh nhờ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và trong cơ thể. Cũng vì vậy có những người ăn trứng sống, bánh kem, thịt đông, thức ăn chín lầy trong tủ lạnh ra hẳn hoi vẫn bị bệnh đường tiêu hoá, thậm chí có người bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.

Để phòng tránh bệnh tật, trong gia đình hoặc những bếp ăn tập thể, dù có tủ lạnh vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt. Cụ thể:

- Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.

- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.

- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.

- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.

Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.






























Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C